Dệt nhuộm có là nỗi lo cho ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập TPP?
Dệt nhuộm – “nút thắt” dệt may Việt Nam?
Theo quy định của TPP, một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan 0%, thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi phải được sản xuất tại các nước TPP. Trong chuỗi cung ứng dệt may, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chưa làm được trọn vẹn cả 3 khâu: sợi, dệt, nhuộm, tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của chúng ta còn hết sức khiêm tốn, chỉ đạt khoảng trên 50%. Tỷ lệ này chưa cao chủ yếu là ở khâu đoạn dệt, nhuộm còn yếu kém, nếu chúng ta không tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong TPP, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ và các nước trong TPP. Thời gian qua, chúng ta phụ thuộc quá lớn vào nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc, trong khi Trung Quốc không phải là nước thành viên TPP.
Hiện nay, trong chuỗi cung ứng dệt may ít đơn vị nào làm được tất cả các khâu từ sợi đến sản phẩm may mà phải chuyên môn hoá, mỗi đơn vị thực hiện một công đoạn. Theo báo cáo, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), cho biết trong số hơn 6.000 doanh nghiệp dệt may, số doanh nghiệp may chiếm đến 70%; doanh nghiệp dệt 17%; kéo sợi 6%; nhuộm 4%; phụ trợ 3%. Ngoài ra, 70% hàng xuất khẩu của Việt Nam được thực hiện theo phương thức cắt – ráp – hoàn thiện…
Tin tức khác
- Doanh nghiệp tăng tốc đón cơ hội ‘vàng’ từ EU (25-03-2016)
- Ngành dệt may: Tăng tốc đầu tư, đón đầu cơ hội (15-04-2016)